AN NINH-QUỐC PHÒNG
CẢNH BÁO TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA MẠNG, TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
15/08/2023 11:15:36

 
   


CẢNH BÁO TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA MẠNG,

TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

I. TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA MẠNG

Phương thức, thủ đoạn:

1. Đối tượng giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện, nhắn tin đe dọa người dân liên quan đến đường dây tội phạm, vi phạm pháp luật... đe dọa bắt, yêu cầu người dân kê khai, chuyển tiền, cung cấp tài khoản ngân hàng để điều tra.

2. Đối tượng hack, chiếm quyền sử dụng tài khoản zalo, facebook... nhắn tin nhờ thanh toán, chuyển tiền giải quyết việc gấp. Đặc biệt, đối tượng còn sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo “Deep fake, Deep voice” tạo cuộc gọi video có hình ảnh, khuôn mặt, giọng nói giống chủ tài khoản hoặc cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo.

3. Đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, nhà mạng, cán bộ thuế, y tế, bảo hiểm... thông báo tài khoản bị lỗi, lộ thông tin, đăng ký thuê bao chính chủ, cập nhật mã số thuế, đóng tiền thuế… yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng (mật khẩu đăng nhập, mã OTP ngân hàng); tải ứng dụng lạ, truy cập trang web độc hại, giả mạo.

4. Đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay tiền trực tuyến yêu cầu người vay tiền cung cấp thông tin, chụp ảnh CCCD, gửi hình ảnh hợp đồng vay tiền yêu cầu người vay chuyển trước lệ phí.

5. Đối tượng đăng bài trên mạng xã hội: bán hàng online yêu cầu thanh toán tiền trước; đặt vé máy bay, tour du lịch giá rẻ; tuyển cộng tác viên, kêu gọi từ thiện, đầu tư tài chính tiền ảo; làm nhiệm vụ qua ứng dụng lạ hưởng lợi nhuận, hoa hồng cao...

6. Đối tượng giả danh người nước ngoài nhắn tin làm quen tạo mối quan hệ thân thiết, tặng quà giá trị lớn yêu cầu chuyển tiền phí vận chuyển, tiền thuế...

Biện pháp phòng tránh:

1. Cảnh giác khi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, các cuộc gọi, tin nhắn thông báo trúng thưởng hoặc liên quan đến giao dịch ngân hàng, chuyển tiền, người gọi tự xưng cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, tư vấn đầu tư... Đặc biệt là cuộc gọi thông báo lực lượng Công an yêu cầu phối hợp điều tra qua điện thoại, cơ quan Công an không làm việc qua điện thoại và mạng xã hội.

2. Không cung cấp thông tin cá nhân (số điện thoại, CCCD, địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng, mã OTP ngân hàng...) cho bất kỳ ai.

3. Không truy cập vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm từ người gửi không xác định. Chỉ mở thư điện tử và tải xuống ứng dụng, phần mềm đáng tin cậy.

4. Thường xuyên cập nhật tin tức, cảnh báo của cơ quan chức năng để nâng cao cảnh giác trước các diễn biến, thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao.

II. TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

Phương thức, thủ đoạn:

1. Lợi dụng sơ hở người dân để xe mô tô, xe máy điện… trước cửa nhà, cửa phòng trọ, vỉa hè, lề đường… không có người trông coi, không khóa cẩn thận trộm cắp tài sản.

2. Lợi dụng sơ hở đột nhập vào nhà qua cửa chính, cửa sau, cửa sổ, cửa tum, ô thông gió… trộm cắp tài sản.

3. Lợi dụng sơ hở của người dân để xe ô tô ngoài đường không có người trông coi trộm cắp phụ kiện hoặc đập kính chắn gió để trộm cắp tài sản trong xe.

Biện pháp phòng tránh:

1. Đối với xe mô tô, xe máy điện khi để ở nơi không có người trông coi, bảo vệ cần khóa cổ, khóa càng hoặc sử dụng thêm khóa chữ “U”, khóa chống cắt để bảo vệ tài sản.

2. Gia cố hệ thống cửa, sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, chống axit khi đi ngủ, đi vắng nhiều ngày cần kiểm tra hệ thống cửa. Lắp camera giám sát hoặc chuông báo động chống trộm để quan sát từ xa. Khi phát hiện kẻ trộm vào nhà phải bình tĩnh xử lý, liên lạc với lực lượng chức năng, hoặc hàng xóm, người thân hỗ trợ. Không lập tức hô hoán, truy bắt có thể dẫn đến nguy hiểm sức khỏe, tính mạng.

3. Không để tài sản có giá trị như: vàng bạc, đá quý, tiền mặt, ví... và các loại giấy tờ quan trọng trong xe ô tô khi đỗ xe ngoài đường.

III. AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY HỘ GIA ĐÌNH

(Hướng dẫn các thành viên trong gia đình cài đặt ứng dụng “Báo cháy 114”, quan tâm Zalo “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH”)

+ Bố trí vật tư, hàng hoá, các chất dễ cháy nổ vào khu riêng và chống cháy lan.

+ Bố trí thêm lối ra qua ban công, lô gia, cửa sổ, lối lên mái nhà…để thoát nạn.

+ Điều kiện an toàn PCCC đối với hệ thống, thiết bị điện: đảm bảo đủ công suất tiêu thụ các thiết bị điện, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn.

+ Việc trang bị: mỗi hộ gia đình cần trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ (búa, rìu, xà beng..), đèn chiếu sáng…đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc sử dụng. Khi xảy ra cháy:

Bước 1: Khi phát hiện cháy thì báo động, hô hoán cho mọi người xung quanh.

Bước 2: Cắt điện khu vực xảy ra cháy.

114

Bước 3: Kiểm tra có người bị nạn không, tổ chức cứu người bị nạn (nếu có); xác định chất cháy, diện tích đám cháy và khả năng phát triển của đám cháy; sử dụng phương tiện tại chỗ để chữa cháy.

Bước 4: Gọi điện báo cháy cho lực lượng chữa cháy theo số điện thoại:

Bước 5: Khi lực lượng cảnh sát PCCC đến đám cháy, báo cáo sơ bộ tình hình diễn biến đám cháy, công tác cứu chữa, phối hợp tổ chức dập tắt đ
Kết quả giải quyết TTHC
Đến tháng 11 đã giải quyết:
100%
Số hồ sơ xử lý: 4031
Trước & đúng hạn: 4031
Trễ hạn: 0
Tỉ lệ trễ hạn: 0%
Chi tiết
( Cập nhật lúc:30/11/2023 09:20:48)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN PHONG - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Thưởng - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: UBND xã Tân Phong - Ninh Giang - Hải Dương

Điện thoại: 0385370629

Email: buivanthuong.tp@gmail.com

 
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 3
Tất cả: 33,100